Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Giáo Lý Sai Lầm: Tội tổ tông, tín điều căn bản của đạo chúa

Tội Tổ Tông là một tín điều căn bản của Công giáo. Không tin có tội này tức là không tin có chuyện Chúa Giêsu giáng trần. Vấn đề được đặt ra là con người vốn tốt hay vốn xấu? Tại sao giáo lý công giáo lại không đáng tin cậy? Đạo công giáo sai ở những điểm nào? 
Có ít nhất 33 điểm sai trong giáo lý của đạo Công Giáo được trình bày trong phần giáo lý sai lầm.

Lời nói đầu

Khi còn nhỏ, tôi nghe lập luận của Thiên Chúa giáo về Thượng đế, về con người, về tội tổ tông, về thiên đàng, hỏa ngục, tôi đều cho là hay, là đúng. Càng thêm tuổi, tôi càng thấy lập luận trên hoàn toàn sai.
Năm 1963, khi nói về Triết Đông phương tôi đã viết: ...Người Âu châu, từ mấy thế kỷ nay, nhờ những thắng lợi vật chất, đã đè đầu cưỡi cổ Á châu, đã khinh khi, đã muốn hủy diệt tất cả những nền văn hóa cổ truyền Á châu, những nền đạo giáo Á châu. Những người Á châu thiết tưởng không nên lóa mắt vì những thắng lợi nhất thời của Âu châu, mà theo chân họ, miệt thị cha ông, miệt thị các thánh hiền thiên cổ. Chúng ta có bổn phận thiêng liêng là khai thác các kho tàng tư tưởng rất phong phú của cổ nhân, để tìm ra những điều huyền vi cao diệu khả dĩ chuyển hóa được tâm hồn ta, thần thánh hóa được bản thân ta.

Tôi nghiên cứu về các đạo giáo từ khi tôi 36 tuổi [1957], nay tôi đã 74 tuổi. Như vậy là tôi đã bỏ ra gần 40 năm, ngày đêm suy tư, tìm hiểu để đi tìm chân lý. Tôi viết những trang này, cũng là một cách đối thoại với quí vị. Tôi chỉ xin quí vị là trước khi phản kích lại tôi, xin nghe tôi trình bày biện bạch. Quí vị nào thấy tôi nói gì sai trái, xin chỉ giáo cho.
Giáo hội Công giáo cho rằng mình là một Giáo hội thống nhất, là thánh thiện, là theo đúng truyền thống tông đồ, là ở khắp nơi [Unam, Sanctam, Catholicam et Apostolicam]. Giáo hội thống nhất vì trên bảo dưới nghe, cùng tin mọi điều như nhau.
Giáo hội là thánh thiện, vì có bảy phép bí tích do Chúa Giêsu lập ra, vì đã khiến cho nhiều người trở nên thánh thiện. Công giáo có khoảng 300 dòng nam, và hơn 300 dòng nữ. Và có nhiều người đã được phong thánh như gần đây có Jeanne d'Arc, Bernadette de Lourdes, Thomas More, Francesca Cabrini, Maria Gorelli phong thánh theo thứ tự các n Theo đúng truyền thống tông đồ, và truyền từ Chúa cho tới nay, liên tục qua 264 đời Giáo Hoàng. Nói thì như vậy, nhưng đào sâu, ta sẽ thấy muôn điều sai trái.
Công giáo Vatican hết sức quyền biến. Trước đây mấy chục năm, không bao giờ nghe người Công giáo dám nói chuyện hòa đồng tôn giáo, nhưng từ Giáo Hoàng John XXIII nghĩa là từ 1955 đến nay, thì vấn đế này được đưa lên hàng đối ngoại hàng đầu.
Từ 30 năm nay, nghĩa là từ sau Vatican II, Công giáo chủ trương đối thoại tôn giáo. Giáo Hoàng John Paul II đi đến đâu cũng đòi gặp các tôn giáo bạn như Do Thái giáo, như Tin Lành, như Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo. Tuy nhiên Ngài gặp họ không phải để nói chuyện hòa đồng, nhưng là để bắt tay thân thiện mà thôi. Còn chuyện hòa đồng sẽ phó mặc địa phương. Nhưng thật ra ai sẽ chịu nhường ai để nói chuyện hòa đồng. Trong vòng năm như sau 1920, 1933, 1935, 1946, 1950 v.v... Giáo hội ở khắp nơi vì nay đã có hàng tỉ giáo dân.[căn cứ vào cái gì để kể số này?] 30 năm qua, kết quả ra sao, chúng ta đều biết.[1]
Tôi coi bài viết này như là một cuộc đối thoại với một tôn giáo quan trọng nhất hoàn cầu. Tôi đứng ngoài mọi tôn giáo, và cố tìm xem thế nào là một tôn giáo, một đại đạo thật sự. Ước mong bài viết này sẽ đem lại ít nhiều giá trị cụ thể.

Tôi dùng ba quyển sách cập nhật hóa nhất của Công giáo, tức là ba quyển giáo lý Công giáo mới nhất:
1. Catechismus of the catholic church [Libreria Editrice Vaticana, Urbi et Orbi Communications, 1944].
2. Catéchisme de l'église catholique [Mame/Plon, Paris, 1972]. Hai quyển trên đã được dịch ra từ Texte typique latin, Libreria Editrice Vaticana [Cita del Vaticano, 1922].
3. Giáo lý của giáo hội công giáo [Thời Điểm, California, 1995]. Sách trên do Giáo Hoàng John Paul II đề tựa. Như vậy là chính thống, hoàn toàn bảo đảm.
Đọc ba sách trên, thấy Giáo hội Công giáo tiến hơn xưa ở chỗ là không còn công khai thóa mạ ai, hay lên án ai, mà chỉ trình bày giáo lý mình... Toàn sách không có một lời Anathema sit [chúc dữ, hủy diệt]. Quả thực, khi đọc ba sách trên, tôi thấy không có gì là cao siêu, là hấp dẫn cả. Tôi cũng dùng Kinh Thánh, và quyển The church teaches, của các Linh Mục Dòng Tên ở St. Mary's College, St. Mary's, Kansas.
Ngoài ra tôi còn dùng quyển sách nhỏ của LM J. Turmel [1859-]: Tại sao tôi không còn tin giáo lý công giáo [1b]. Ông dạy Thánh Kinh và Thần Học ở Đại chủng viện Rennes bên Pháp. Tôi học được nhiều điều nơi ông.
Về khoa bình giải Kinh Thánh, tôi tiếc là không biết tiếng Đức để đọc nhiều về khoa này. Tôi muốn đọc Genesius [1786-1842], Lesêtre, Reuss [1804-91] v.v... mà không được. Tôi tiếc là không có được quyển The new Jerome biblical commentary và The collegeville biblical commentary do The Liturgical Press ấn hành.
Tôi chỉ có ở dưới tay quyển A new commentary on holy scripture including the Apocrypha, edited by Charles Gore, Henry Leighton Goudge, Alfred Guillaume, London [Society for promoting christian knowledge, Northumberland Avenue, WC 2, 1928] những lời bình giảng của LM Nguyễn thế Thuấn, và Bible de Jérusalem mà thôi. Càng viết càng thêm tài liệu, như quyển Born of a woman của Giám Mục John Shelby Spong [Harper, San Francisco, 1946] và Honest to god, John A. T. Robinson, Bishop of Woolwich [The Westminster Press, Philadelphia, 1963].

Vậy đạo Công giáo sai ở những điểm nào?
Thưa sai vô số. Ít nữa là 33 điểm sau đây:
(Xin xem danh sách liệt kê bên trên).
Chúng ta kiểm lại từng điểm một.

Tín điều căn bản của Công Giáo

Tội Tổ Tông là một tín điều căn bản của Công giáo. Không tin có tội này tức là không tin có chuyện Chúa Giêsu giáng trần. Vấn đề được đặt ra là con người vốn tốt hay vốn xấu? Khổng, Mạnh cho rằng nhân chi sơ, tính bản thiện, và con người có thiên tính. Như vậy con người phải được cai trị bằng nhân nghĩa. Tuân tử cho rằng nhân chi sơ, tính bản ác. Như vậy phải cai trị bằng võ lực. Phật giáo xác quyết nhân chi sơ, tính bản thiện và con người có Phật tính.  
St. Paul cho rằng con người đã bị Adam làm cho trở nên tội lỗi, và St. Augustine cũng chủ trương như vậy, tức là nhân chi sơ, tính bản ác. Thế là từ đấy Âu châu bị nhồi sọ như vậy.  


giáo lý công giáo

Tội tổ tông là lý do chính khiến Giêsu xuống trần (ảnh: ST)

Nguồn gốc tội lỗi loài người

Tuy nhiên, Kinh Thánh lại chép rằng vì ăn trái cấm con người đã trở nên giống Thiên Chúa [Ge 3:22] chứ có sa đọa gì đâu. Vả lại theo Thiên Chúa giáo, ngày nay, muốn sạch tội tổ tông, chỉ cần đổ chút nước lên đầu hay dầm mình xuống nước, có khó khăn gì đâu mà Chúa Cha phải cho con giáng trần chuộc tội đó. Nếu cho rằng con người cần được thử thách trước mới đáng được vinh quang, thì cần chi Ngài phải dựng nên con người, để rồi đày đọa họ như vậy.  

Người Do Thái chủ trương họ là những người được Thượng đế trao cho bộ Kinh Thánh đầu tiên. Nhưng họ cho rằng không làm gì có thứ tội bị Chúa phạt muôn đời. Trong sách Deuteronomy, Chúa chỉ phạt tới ba đời [De 5:9] và trong sách Ezechiel [Eze 18:20] Chúa không phạt con, nếu cha phạm tội, ai làm tội nấy chịu, nghĩa là chỉ phạt một đời. Trong đoạn này, Chúa còn định nghĩa thế nào là một người công chính, ngay thẳng trước mặt Thiên Chúa, như vậy rõ ràng Chúa không biết gì về tội tổ tông [Eze 18:5-32].  

Thực ra con người sau khi ăn trái cấm đã không sa đọa như chúng ta tưởng, vì chính Chúa Elohim đã phán: "Nay con người đã nên bằng chúng ta, vì đã biết lành biết dữ. Vậy đừng để chúng dơ tay, hái luôn cả trái cây hằng sống, và sẽ sống mãi" [Ge 3:22]. Và Ngài đuổi ông bà ra khỏi vườn, để không còn tìm ăn trái cây hằng sống [Ge 3:23]. Như vậy, nếu ông bà khôn ngoan hơn một chút ăn luôn quả cây hằng sống thì đâu có chết.  


Một chi tiết vô lý, bịa đặt của kinh thánh

Điều vô lý trong câu chuyện này là con rắn biết nói [Ge 3:1]. Chỉ trong những chuyện hoang đường thần thoại mới có chuyện loài vật biết nói. Giáo hội cho đó là ma quỉ hay Satan. Các Ngài cho đó là những thiên thần bị sa đọa. Nếu quả chuyện này là có thật thì đã ghi chép trong Kinh Thánh. Vậy các Ngài đã đặt ra chuyện này, thời xin cho biết đã dựa vào tài liệu nào? Các Ngài cho đó là lời truyền khẩu chăng? Thật là phi lý.[2]

Như vậy, chuyện thiên thần sa đọa thành ma quỉ là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Các Ngài cho rằng Satan bị Chúa giam trong hỏa ngục đời đời, bị lửa thiêu đốt đời đời, không bao giờ được thấy mặt Chúa. Nhưng sách Job ghi rõ rằng Satan vẫn về họp với Chúa và các con Thiên Chúa. Và khi Chúa hỏi Satan vừa qua làm gì thì Satan thưa đi chu du, rong chơi thiên hạ. Sau đó Chúa cho Satan đọa đày và thử thách Job [Job 1: 6-12]. Thì ra chuyện thiên quốc cũng như chuyện gian trần ta, các siêu cường thường vẫn họp kín họp hở với nhau, trong khi dân con phía dưới được dạy là phải đánh nhau vỡ đầu thí mạng...Thì ra Satan đâu có bị giam cầm trong hỏa ngục, vẫn đi chơi khắp nơi, vẫn thường xuyên gặp Thiên Chúa. Như vậy có phải Giáo hội dạy một đàng, mà Chúa lại làm một nẻo không?  

Hơn nữa, tội là của linh hồn. Mà Thiên Chúa giáo cho rằng linh hồn là do Chúa sinh ra khi con người vừa mới thụ thai. Như vậy mỗi khi con người vừa bẩm sinh là Chúa dựng nên một linh hồn mới. Thế thì làm sao mà in được tội tổ tông vào. Hơn nữa cái gì chính Chúa tạo nên thời phải hoàn thiện, cho nên tội tổ tông sẽ không chỗ bám.  

con rắn là hiện thân quỷ satan

Theo công giáo: Rắn là hiện thân của quỷ satan (ảnh: ST)


Chủ trương "Nhân chi sơ, tánh bản ác" của công giáo

Trở lại vấn đề tội tổ tông, ta thấy đây chỉ là vấn đề triết học, suy luận về thân thế con người. Thánh hiền [Phật, Lão, Khổng] cho rằng bản tính con người vốn tốt, sở dĩ nó xấu là vì vô minh, u muội không nhận ra rằng mình có thiên tính cao sang. Còn hạ trí, hạ nhân [Tuân tử] mới cho rằng con người vốn xấu. Pelagius [-420] người đồng thời St. Augustine [354-430], và sau này Jean-Jacques Rousseau [1712-1778] là người chủ xướng nhân chi sơ, tính bản thiện, và con người là một con người đáng kính trọng. Quyền cai trị là do dân, chứ không do trời. Và sau đó xảy ra Cách Mạng 1789, lật đổ thần quyền, vua chúa. Các Giáo hội mới đầu cho rằng Jean-Jacques Rousseau là một kẻ điên khùng, nhưng nay cũng phải chịu rằng dân chủ là hay nhất.  

Pelagius vì chủ trương nhân chi sơ tính bản thiện đã bị hai Công đồng North African Synods of Mileve và Carthage cho là rối đạo năm 416. Sau đó cũng bị các Giáo Hoàng Innocent I và Zozimus lên án như vậy. Pelagius là một thầy dòng người Anh có tiếng là giỏi giang nhân đức. Ông buồn vì thấy người Công giáo thời ấy sống sa đọa, và ông muốn tìm cách chấn chỉnh lại.

Như vậy rõ ràng Công giáo chủ chương nhân chi sơ, tính bản ác.   Thật là thương hải biến vi tang điền. Chuyện đời dâu bể là thế đó. Giáo hội trước lớn tiếng cho rằng quyền lực thế gian là do Thượng đế, vì vậy xưa các Giáo Hoàng đòi phong vương, phong đế, nay thì các Ngài lại chính là những người lớn tiếng nhất bảo vệ nhân quyền.  


Có tội tổ tông, chúa mới giáng trần

Công giáo mừng vì nhờ có tội tổ tông nên Chúa mới giáng trần. Trong quyển Bước qua ngưỡng cửa hy vọng, Giáo Hoàng John Paul II đã nhiều lần ca tụng tội tổ tông: O felix culpa, quoe talem ac tantum meruit habere Redemptionem [ôi! cái tội hồng phúc đã có công đem lại chúng ta Đấng Cửu Thế cao cả biết bao][3]

Theo tôi, tội tổ tông là một vấn đề không tưởng, do Công giáo [nhất là St. Paul và St. Augustine] bày đặt ra. Nó không ăn nhằm gì đến vấn đề mặc khải, hay đạo giáo, mà chỉ là một vấn đề triết học. Chúa cũng chẳng giáng trần vì một tội không tưởng. Tôi thấy Công giáo làm phép Rửa Tội, để tha tội tổ tông thật là dễ dàng. Như vậy cần gì Chúa giáng trần. Tôi không tin có chuyện Chúa giáng trần chuộc tội thiên hạ. Theo tôi ai làm tội, người ấy chịu phạt. Chúa không thể chịu phạt thay tôi. [Eze 18:4].   Từ khi Chúa giáng trần tới nay 2000 năm, tôi chỉ thấy nhân loại xấu hơn, sa đọa hơn.

Tôi nhìn vào người Công giáo, thật tôi không thấy họ có đặc điểm gì khác người các đạo khác. Tôi rất sung sướng, vì sinh ra đời mà không biết tội tổ tông, chỉ thấy rằng căn cốt con người là hết sức đẹp đẽ tốt lành. Nói rằng nhân chi sơ tính bản thiện là quá đúng. Trời là bản thể con người và muôn vật, cho nên cái xấu chỉ là những gì giả tạo, bám ngoài con người mà thôi.  

Nichiren Daishonin [1222-1282], người sáng lập Nhật Liên Tông ở Nhật viết "...Khi mê thì là chúng sinh, khi ngộ thì là Phật. Một cái gương tuy mờ, nhưng sẽ sáng ra như ngọc châu, nếu được chùi mài. Một tâm hồn hiện nay bị mây mờ si đốn vì những sai lầm bẩm sinh thì như một chiếc gương mờ, nhưng một khi đã được chùi mài, sẽ tỏ rạng và phản chiếu chân lý bất biến. Hãy có niềm tin và hãy ngày đêm chùi rửa gương lòng quí vị. Làm sao chùi rửa tâm hồn. Hãy niệm Nam-myoho-renge kyo." [Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa] [4].
Thật là:  
Lơ thơ, chùa rách giữa đàng,
Ai hay lại có Phật vàng ở trong.  
Chúng ta cũng không quên chủ trương nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính của Phật giáo.  


DUYÊN SINH

Bài liên quan