Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Thiên chúa giáo và các nước nghèo đói tội phạm nhất thế giới?

Có một câu hỏi vẫn làm nhiều tu sĩ Phật giáo bối rối, là vấn đề các nước có đa số người dân theo Phật giáo, như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka là những nước nghèo đói, lạc hậu, kém phát triển. Còn các nước Ky tô giáo như Mỹ, Anh, các nước lục địa châu Âu… đều là các nước phát triển, tiên tiến, trong đó có một số cường quốc.

Giới học thuật Phật giáo cũng ít nhiều lãng tránh vấn đề này, và dường như chỉ có một vài bài nhắc đến sự chậm tiến, yếu kém kinh tế của Philippines, một nước Đông Nam Á đa số dân theo Ca tô La Mã, như là một trường hợp tiêu biểu ở hướng ngược lại: Đạo Ca tô La Mã không phải là tác nhân làm cho đất nước giàu có, thịnh vượng.



Phật giáo làm nghèo đi các quốc gia?

Có nhiều phản hồi về việc Phật giáo làm nghèo đi các nước như các nước Đông Nam Á theo phật giáo Theravada. Vì vậy nên tôi cũng đóng góp một chút thông tin, tưl iệu, luận điểm để góp phần một trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề trên cho người đọc.

Trước hết, tác động của tôn giáo đến sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học giáo dục của một quốc gia là một vấn đề học thuật rất lớn của khoa học xã hội, trong đó, có triết học, tôn giáo học, xã hội học, nhân học, dân tộc học… với nhiều ý kiến không thống nhất.

Một kết luận dễ thống nhất là nước đa số người dân theo Tin Lành đều là các nước kinh tế phát triển, phúc lợi xã hội cao (ở đây chưa nói đến Ca tô La Mã).

Cùng với điều đó, những thế lực cải đạo tín đồ Phật giáo thường đem sự nghèo khó của Lào, Campuchia, Myanmar… để bảo rằng hễ theo đạo Phật thì bần hàn, khốn khó, chung cả một quốc gia, cho đến từng cá nhân.

Hình ảnh: Thái Lan một đất nước mang đậm dấu ấn phật giáo

Xét vấn đề như thế là phiến diện một cách cố tình với dụng ý xấu.

Thái Lan là một trong những quốc gia đa số dân theo Phật giáo Nguyên thủy Theravada đang trên đà phát triển kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc.
Nhưng đã nói Phật giáo, thì nên nói cho đầy đủ. Nhiều nước được coi là quốc gia có Phật giáo là tôn giáo chính vẫn có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Đài Loan.

Hai cường quốc đang lên là Trung Quốc và Ấn Độ cũng là hai quốc gia có nhiều liên hệ đến Phật giáo, trong đó Ấn Độ là quốc gia khởi nguyên Phật giáo, còn Trung Quốc là nước có đông tín đồ theo đạo Phật.

Còn sự xuống dốc của các cường quốc Châu Âu ở các thế kỷ trước và thế kỷ XX liệu có liên hệ đến việc mất quyền lực và suy thoái mất dần tín đồ của đạo Ca tô La Mã ở châu Âu?

Nghèo đói, lạc hậu thiên chúa giáo cũng có

Xem xét vấn đề chỉ riêng kinh tế như thế là phiến diện, thiên lệch, võ đoán.
Nếu chỉ nói riêng chuyện nghèo đói, lạc hậu, thì hiện nay trên thế giới, đó là vấn đề của châu Mỹ La Tinh. Chính ở các nước Châu Mỹ La Tinh, nơi phần lớn người dân theo đạo Ca tô La Mã, các vấn đề kinh tế, xã hội mới là gay gắt, tệ hại, bi đát.

Về kinh tế, câu chuyện thời sự nóng hỏi đang diễn tiến, thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, là đoàn người di dân do kinh tế từ Mỹ La Tinh đang ồ ạt vượt biên giới Mỹ-Mexico để vào Mỹ.
Khác với một số nước Phật giáo, tuy kinh tế đang phát triển, nhưng có nước “chỉ số hạnh phúc” cao nhất thế giới, đời sống người dân yên bình trong sự mãn nguyện, khoảng cách giàu nghèo không lớn, cuộc sống thanh nhàn, tội ác hầu như rất ít.



Nhưng ở các nước Châu Mỹ La Tinh theo Ca tô La Mã, nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo là nguyên nhân dẫn đến những tội phạm trộm cướp, ma túy, trong đó rất nhiều trường hợp rất dã man, tàn bạo, sát máu…, mà ở các nước đa số người dân theo Phật giáo không hề có, không hề nghĩ đến, kể cả Việt Nam chúng ta.

Hình ảnh: Hình ảnh chiếc áo có chữ CDG là áo chống đạn của một cartel ma túy Mexico được đưa lên cầu nguyện trước khi sát thủ ra trận, xin Chúa ban an lành cho các sát thủ.

Điều đáng nói là tội ác trộm cướp, băng đảng, sản xuất, buôn bán ma túy ở các nước Mỹ La Tinh đều ít nhiều gắn với đạo Ca tô La Mã (theo hướng niềm tin tôn giáo, cầu nguyện ban ơn giữ gìn an toàn tính mạng và thành công trong việc làm ăn theo kiểu tội phạm).

Tội phạm và niềm tin vào chúa

Ở các nước Châu Mỹ La Tinh theo Ca tô La Mã khác, nổi bật về tội phạm trộm cướp, ít thấy quan hệ với chức sắc, tu sĩ, tổ chức Ca tô La Mã. Nhưng ở trường hợp Mexico, nơi các băng đảng ma túy, mà cấp độ được gọi là tập đoàn, không những là những tổ chức tội phạm, mà còn có những vòi bạch tuộc hợp pháp tạo ảnh hưởng về mặt chính trị, xã hội, tài chính thì các vòi này có sự câu kết nhất định với các giám mục, linh mục trong hoạt động chi phối xã hội Mexico.



Đã có nhiều giám mục, linh mục bị các cartel ma túy Mexico hạ sát, vì nhiều lý do, như bất đồng trong làm ăn, xung đột với các tổ chức ma túy…

Tại trụ sở, nơi ở các thành viên Cartel ma túy Mexico, có bàn thờ Chúa. Trước khi ra trận trong những trận đánh với cảnh sát, quân đội, với các tập đoàn ma túy đối địch để giành địa bàn hoạt động, những sát thủ thành viên băng đảng ma túy (sicarios) đều cầu nguyện Chúa. Trên thân một số sát thủ có xăm hình Chúa Giê su, Đức Mẹ, Thánh giá… Khi sát thủ bị bắn hạ, tang lễ, nếu có tổ chức, thì theo nghi lễ Ca tô La Mã, với niềm tin tưởng linh hồn sát thủ về với Chúa.



Niềm tin Chúa chi phối các cartel ma túy Mexico một cách sâu sắc trong cuộc chiến ma túy.
Còn ở các nước mà tội phạm trộm cướp nổi trội, như Brasil, El Salvador, Nicaragua, Paraguay..., thì bọn trộm cướp chuyên nghiệp trước khi ra tay kể cả thủ ác giết chóc lên đến con số nhiều chục mạng người đều cầu Chúa trước khi ra tay.



Ở Brasil chẳng hạn, đúng ra là không có trộm như ở ta, vì ở Brasil đi trộm thì đều có mang súng, nên đúng ra là chỉ có cướp, nếu bị phát hiện thì chống trả, tử chiến, chấp nhận phơi xác tại trận. Trộm ở đó chỉ là giai đoạn đầu của cướp mà thôi.

Niềm tin công giáo mạnh mẽ, phù trợ?

Cũng như những tên sát thủ, một số tên cướp cũng xăm hình Chúa Giê su, Đức Mẹ, Thánh giá, các thánh trên người. Cá biệt, có tên dán hình, khắc hình thánh giá, hình Chúa lên súng tiểu liên để được ân phúc Thiên Chúa khi sử dụng súng.

Với niềm tin Công giáo mạnh mẽ, đa số những tên cướp như vậy, cướp vì nghèo đói và cũng vì những linh hứng bạo lực và não trạng được phù trợ thiêng liêng, đã cướp với kiểu người Việt Nam chúng ta không thể tưởng tượng nổi.



Cướp ngân hàng, tiệm vàng ở Việt Nam chỉ là đột khởi, do quẫn bách, tâm thần. Việt Nam chỉ có cướp giật là chuyên nghiệp. Còn ở Brasil và nhiều nước Ca tô La Mã Châu Mỹ La Tinh, cướp không chỉ là cướp ngân hàng, tiệm vàng, mà còn là cướp siêu thị, cây xăng, nhà thuốc, tiệm ăn, nhà ở, thậm chí đánh thẳng vào đồn cảnh sát để cướp súng đạn.

Hành vi cướp diễn ra dưới dạng man rợ nhất. Những tên cướp cởi trần phô những hình xăm tôn giáo Chúa Giê su, Đức Mẹ (kiểu như ở ta thời đầu thế kỷ XX có những hội kín vũ trang có niềm tin đeo bùa, niệm thì đạn bắn không thủng), cầm tiểu liên, cởi trần, mang bao xe (quân trang đeo đạn ở ngực) hay mặc áo chống đạn, lao vào những cuộc đấu súng ác liệt, có khi vài chục tên cướp chết không toàn thây, bỏ xác ngổn ngang.



Trong các khu ổ chuột tự trị, lớn nhất là ở thủ đô Brasil, cứ địa của những băng cướp, súng đạn được để dưới bàn thờ Chúa. Ở đó, dưới những hình thức thánh giá đa dạng, từ trên bàn thờ đến hình xăm trên thân thể nam giới từ 13-14 tuổi đến 70-80 tuổi, việc mua bán sử dụng ma túy diễn ra công khai, bình thường như ăn cơm uống nước. Cảnh sát vào những khu ổ chuột đó phải dùng xe bọc thép, đối phó như những chiến tranh du kích đô thị, mà kết cục là la liệt xác những tên cướp cởi trần phô bày hình xăm biểu tượng tôn giáo Ca tô La Mã.



Còn cảnh sát Brasil, thì họ lại có cảm hứng rất tàn nhẫn sau những cuộc chạm súng. Xác những tên cướp bị lột trần ra chỉ còn quần lót, phô bày cùng với vũ khí những hình xăm biểu tượng tôn giáo Chúa Giê su, Đức Mẹ, các thánh (dù cảnh sát cùng một tôn giáo Ca tô La Mã với những tên cướp), thậm chí, đặt xác những tên cướp lên đoàn xe bán tải diễu hành trên đường phố, với một đám thanh niên chạy xe gắn máy theo sau.

Một biểu tượng tôn giáo rất bi đát

Trước đây, trong một bài viết đề cập đến vấn đề biểu tượng tôn giáo của Ki tô giáo, tôi có đăng minh họa ảnh và video từ một trang web của cảnh sát Brasil cho thấy cảnh trưng bày trên đường phố xác cướp vừa bị cảnh sát bắn hạ xăm thánh giá trên tay. Tuy nhiên, nhà điều hành facebook không chấp nhận và gỡ xuống. Do đó, minh họa cho bài viết này, tôi sẽ chỉ đăng lại bức ảnh (từ các trang web, blog của cảnh sát) những tên cướp sống xăm hình Chúa Giê-su, Đức Mẹ, Thánh giá trên thân thể.
Bạn đọc có thể search những hình ảnh, video không thể đăng lại trên facebook như những minh họa bằng cụm từ “bandidos mortos” (những tên cướp chết) trên Google.

Cảnh sát các nước Châu Mỹ La Tinh Ca tô La Mã lại quảng bá rộng rãi những hình ảnh mà biểu tượng tôn giáo xuất hiện trong tình huống vô cùng bi đát như vậy. Ở một mặt khác, những hình ảnh như thế cho thấy sự liên hệ của Ca tô La Mã đối với nghèo đói dẫn đến bạo lực cướp bóc ở mức độ bi thảm nhất như thế. Niềm tin tôn giáo Ca tô La Mã gắn liền với bạo lực đỉnh cao, mà ta có thể hình dung qua những trận đánh có xác vài chục tên cướp già lẫn trẻ phơi ngổn ngang, một số tên trên ngực, trên lưng vẫn còn hình xăm Chúa Giê-su, Đức Mẹ, Thánh giá, được xăm với niềm tin sẽ được che chở, giữ gìn ban ơn may mắn, cướp bóc thành công.



Ngoài ra, ở các nước Châu Mỹ La Tinh Ca tô La Mã, còn có tình trạng băng đảng giết chóc lẫn nhau một cách tàn nhẫn, trong khi họ cùng theo một tôn giáo, cùng xăm hình Chúa Giê su, Đức Mẹ, Thánh giá… trên người, cùng đến trước bàn thờ Chúa làm dấu thánh trước khi vào cuộc bạo lực.

Yếu tố tôn giáo như là một chất kích thích bạo lực

Các cartel ma túy Mexico một phần khi bắt được tù binh (thành viên băng đảng đối phương) do không có cơ sở giam giữ, thường là đem giết và giết bằng những hình thức kinh khủng nhất, rồi đưa lên mạng để gây khủng hoảng cho đối phương. Trở lại, băng đảng có người bị giết cũng phục thù tương ứng. Những hình thức giết người ở đây tàn bạo hơn cách giết của Thánh chiến Hồi giáo IS: chặt đầu bằng cưa máy, bằng rìu, bằng mã tấu cùn (để băm chặt hàng trăm nhát), đâm tới tấp vào mặt, vào cổ nơi có động mạch cho phun máu.



Còn các băng đảng, vài chục tên cởi trần xung trận giết nhau để chết gần hết cũng khác ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có chết thì cũng chỉ chết vài người. Còn ở Ca tô La Mã những đám đánh nhau giết chết một lúc mấy chục người. Điều cũng rất khác là các gang Việt Nam chỉ xăm rồng, rắn, kỳ lân, cá chép, hoa văn, thì gang Ca tô La Mã xăm Chúa Giê-su, Đức Mẹ, Thánh giá, các Thánh.

Yếu tố tôn giáo thường bằng âm thanh với lời tuyên xưng Ala là chất kích thích bạo lực đối với những tay thánh chiến Hồi giáo, còn yếu tố tôn giáo tạo nên sức mạnh bạo lực đối với những Sicarios (“sát thủ bandidos”), cướp ở các quốc gia Châu Mỹ La Tinh là dấu thánh giá, hành xăm Chúa Giê-su, Đức Mẹ…

Đối với Hồi giáo cực đoan thì đó là bạo lực chống lại những kẻ ngoại đạo (họ nhằm vào những người Ki tô giáo), còn bạo lực có dấu ấn Ca tô La Mã lại là bạo lực băng đảng, cướp bóc trong đó, trên thân thể của những tên Mafia, những tên cướp, gang đều thể hiện cùng một niềm tin tôn giáo, chung một đạo Ca tô La Mã. Cách biểu hiện tôn giáo của họ rất mãnh liệt, hiếm thấy ở những người Ca tô La Mã Việt Nam là xăm hình Chúa Giê-su, Đức Mẹ lên người như một thứ bùa hộ mệnh, một thứ thần linh bổn mạng giữ gìn thân mình qua những cuộc quyết đấu sinh tử.



Thật đau đớn là không ít trường hợp, trên những xác cướp bê bết máu sấp ngửa, dấu đạn bắn lổ chổ trên hình xăm Chúa Giê-su, Đức Mẹ, những biểu tượng thờ phượng thiêng liêng, thậm chí đạn, lựu đạn xé nát thi thể có những biểu tượng tôn giáo, trong khi cơ quan công an Brasil tìm cách phổ biến những hình ảnh đau lòng như vậy (mà một người không phải theo Ky tô giáo như tôi cũng cảm thấy xót xa).

Vấn đề tôn giáo và chuyện quốc gia giàu nghèo

Đặt vấn đề tôn giáo và chuyện quốc gia giàu nghèo (như cách xoáy vào các quốc gia Phật giáo Nguyên thủy Theravada) chỉ là tiếp cận một vấn đề lớn của tôn giáo ở bề mặt. Các nước châu Mỹ La Tinh tuy là những nước đang phát triển, nhưng không hẳn là những nước nghèo đói. Vấn đề nằm ở chỗ khoảng cách giàu nghèo, người nghèo bị dồn đến mức vong mạng đi cướp, mà trong đầu ai cũng đã nghĩ đến cảnh mình bị bắn hạ phơi xác tại trận.
Không cần liên hệ đến Lào, Campuchia…, ở Việt Nam ta cũng không đến nỗi như vậy.
Tôn giáo (ở đây là đạo Ca tô La Mã) có tác động như thế nào đến hiện trạng như trên ở các nước Ca tô La Mã?

Điều chắc chắn là đạo Ca tô La Mã ở các nước Ca tô La Mã, trong những trường hợp như trên, đã không có tác dụng hạn chế bạo lực. Ảnh hưởng của tư tưởng từ bi bất sát của Phật giáo đối với các quốc gia Đông Nam Á là rõ ràng, còn đối với Ca tô La Mã, thì đạo Ca tô La Mã tuy khuyên không giết người, nhưng trong thực tế thì tín đồ của đạo này ở Châu Mỹ La Tinh có xu hướng ngược lại (không chỉ riêng băng cướp, băng ma túy là tàn ác, cảnh sát ở Châu Mỹ La Tinh có xu hướng tàn sát khi truy bắt tội phạm bắn cho chết hết, trong đó không ít cảnh sát có “phong cách” giết người rất đặc trưng, như bắn vào đầu, nhắm bắn vào mặt, vào mắt, bắn cho nát trán, phọt óc, bắn cho những tên cướp chết không toàn thây, nhìn không được mặt mày).

Bối cảnh văn hóa thiên chúa giáo và phật giáo

Trong bối cảnh đạo Ca tô La Mã chi phối đời sống tôn giáo, các nước Ca tô La Mã, sự tàn bạo trong cuộc chiến tranh ma túy và cuộc chiến cướp không thua những gì đang diễn ra ở các nước Hồi giáo. Có gì liên hệ với cùng một đức tin về một thượng đế?
Chuyện chặt đầu quay video chỉ có ở những người có niềm tin vào thượng đế? Đối với Hồi giáo cực đoan, việc giết cả gia đình đối phương chưa phổ biến, nhưng điều đó xảy ra nhiều ở các nước Châu Mỹ La Tinh, nơi mà cảnh sát, ngay cả cảnh sát giao thông, cũng phải bịt mặt khi công tác để tránh bị phục thù.

Tín đồ Phật giáo ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, dù nghèo khó nhưng dẫu sao đi cướp và việc cướp được khi được đẩy lên đỉnh cao bạo lực cũng là điều đáng ghê tởm. Còn tín đồ Ca tô La Mã ở các nước Châu Mỹ La Tinh, cướp và giết một cách dã man nhất là chuyện bình thường. Ở Thái Lan, Miến Điện cũng có những vương quốc ma túy nhưng chuyện bắn giết nhau đến mức chết 40-50 người/một trận đánh chỉ có ở phim nhiều tập, không như ở Châu Mỹ La Tinh.

Tôi không đưa ra một câu trả lời cụ thể nhưng câu trả lời nằm ở việc so sánh nhóm nước Phật giáo Nguyên thủy Theravada chiếm đa số và nhóm nước Châu Mỹ La Tinh với đạo Ca tô La Mã chiếm đa số. Việc so sánh sẽ đưa tới những câu trả lời hiển nhiên. Tính chất học thuật của bài viết là ở việc để bạn đọc tự có câu trả lời.

Ở Việt Nam, qua báo chí, tôi được biết đến một trường hợp, nhưng không hoàn toàn tương tự. Đó là một tên cướp, tên Tuấn, giáo dân Hố Nai, cài huy hiệu Đức Mẹ La Vang trên áo gây ra nhiều vụ cướp của giết người tiếp nhau ở Bà Rịa Vũng Tàu, đấu súng với công an và bị bắn hạ tại trận. Việc đeo huy hiệu Đức Mẹ La Vang đi cướp có súng có lẽ cũng là cầu xin được giữ gìn tính mạng. Hình ảnh xác tên cướp không thể đăng vì chắc chắn facebook sẽ gỡ đi.

Bài liên quan