Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Ấn độ đòi tước danh hiệu bà teresa sau bê bối buôn bán trẻ em

Nhà lập pháp Ấn Độ nói rằng Mẹ Teresa nên bị tước đi mọi vinh dự sau vụ bê bối buôn bán trẻ em.

Đã gần 40 năm kể từ khi Mẹ Teresa được trao tặng giải thưởng (cấp dân sự) cao quý nhất của Ấn Độ, Bharat Ratna, nhưng càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi rút lại giải thưởng.


Hình ảnh: Teresa chụp ảnh ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 25/8/1993

Từ những vụ việc buôn bán trẻ em

Tuần trước, các nhà cầm quyền Ấn Độ cho biết họ đã phá vỡ 1 đường dây buôn bán trẻ em hoạt động dưới vỏ bọc làm từ thiện của Tổ chức tôn giáo The Missionaries of Charity, là 1 tổ chức tôn giáo được thiết lập bởi nhà truyền giáo quá cố người Albania gốc Ấn vào năm 1950.
Các cơ quan phúc lợi trẻ em cho biết một nữ tu và một người khác có liên quan đến tổ chức từ thiện đã bán trẻ em cho các cặp vợ chồng hiếm muộn với giá từ dao động từ $550 - $1.450.

Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ bê bối đã âm thầm diễn ra với số lượng lớn trong suốt hàng chục năm qua, nhưng giờ đây có dấu hiệu hoàn toàn bị bóc trần, với các nhân vật cao cấp có liên quan đến Đảng cầm quyền Bharatiya Janata (BJP), chịu trách nhiệm chính về việc xét lại tư cách của Mẹ Teresa.

Hôm thứ Năm, ông Subramanian Swamy, một nghị sĩ cao cấp của BJP, cho biết giải thưởng Bharat Ratna của Mẹ Teresa nên bị hủy bỏ nếu tổ chức The Missionaries of Charity bị phán quyết có tội.
“Trăm phần trăm là tôi ủng hộ điều đó”, ông Swamy nói với tờ báo India Today khi được hỏi liệu ông có ủng hộ việc rút lại giải thưởng đã trao này hay không nếu các cáo buộc được chứng minh là đúng.
Swamy cũng cho biết quan điểm của ông không chỉ bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối buôn bán trẻ em, mà tuyên bố ông coi đây chỉ là cọng rơm cuối cùng đè chết lạc đà trong hàng loạt lời chỉ trích đối với vào Mẹ Teresa trong nhiều năm qua.

Cảnh sát đứng bên ngoài một ngôi nhà là điểm từ thiện nuôi trẻ mồ côi, ở Ranchi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters ngày 4 tháng 7 năm 2018.

Ông đã viện dẫn mối quan hệ mật thiết của bà Teresa với cố tài chính người Mỹ Charles Keating, người đã bị kết án lừa đảo hàng triệu đô la từ các nhà đầu tư nhỏ trong những năm 1980 - tổ chức từ thiện của Teresa đã được hưởng lợi rất nhiều từ các khoản quyên góp của Keating, và bà ta thậm chí còn viết thư cho một thẩm phán Tòa án Tối cao California nhằm tìm kiếm sự khoan hồng cho Keating bằng cách kể về sự “tốt bụng và hào phóng với con dân nghèo của Chúa” của ông ta, theo như 1 lá thư được công bố bởi Christopher Hitchen trong cuốn sách “The Missionary Position” (Vị thế của nhà truyền đạo – Người dịch).

Cái gọi là "sự thánh thiện của Mẹ Teresa"

Keat đã bị kết án 12 năm 7 tháng tù giam, nhưng chỉ chấp hành được một phần ba bản án trước khi bản án của anh ta được lật lại bởi 1 điều khoản trong luật. Ông ta qua đời năm 2014, chỉ hai năm trước khi Tòa thánh tuyên bố Mẹ Teresa là một vị thánh.
“Tôi nói thẳng, nếu đã có nhiều bằng chứng về tội lỗi của Mẹ Teresa, tại sao bà ta lại vẫn còn được vinh danh ở đất nước này?
Chúng tôi không hạ thấp, bội nhọ và lên án toàn bộ các nhà truyền giáo. Chúng tôi đang lên án cái gọi là ‘sự thánh thiện của Mẹ Teresa”.
Tuy nhiên, các nhà phê bình Ấn Độ cũng không phải là những người duy nhất đã chất vấn về giải thưởng dành cho Mẹ Teresa.

Vào năm 2013, một nhóm ba học giả người Canada đã xuất bản một bài phê bình gay gắt, có tựa đề là “The dark side of Mother Teresa” (Mặt tối của Mẹ Teresa- người dịch), trong đó họ nói rằng những gì truyền thông đang ca tụng về bà là hoàn toàn trái ngược với con người thật của bà ta. Bài viết của họ đã nêu ra một số cáo buộc và được đăng trên tạp chí Studies in Religion.

Lâm Phàm (theo Globalnews)
Tư liệu tham khảo:
➥ https://globalnews.ca/news/4331469/mother-teresa-bharat-ratna-missionaries-of-charity-trafficking

Bài liên quan