Phần đông mọi người trên thế giới đều tin có Chúa trời. Việc biện luận rằng Chúa trời không hiện hữu có thể là một điều khá thách thức. Tuy nhiên, bạn có thể dùng mọi bằng chứng khoa học, lịch sử, triết học và văn hóa để tạo nên lý lẽ thuyết phục rằng Chúa trời không tồn tại. Cho dù dùng cách tiếp cận nào, bạn cũng cần thái độ nhã nhặn và thận trọng khi tranh luận về việc Chúa trời tồn tại hay không tồn tại.
PHẦN 1: DÙNG KHOA HỌC BÁC BỎ SỰ TỒN TẠI CHÚA TRỜI!
- Chẳng hạn như, chúng ta dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh tật, xương dễ gãy, cơ thể và trí não thoái hóa dần theo tuổi tác. Bạn cũng có thể đề cập đến việc chúng ta có cột sống không vững chắc, đầu gối không linh hoạt và kết cấu xương chậu khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn.[1] Thêm vào đó, các bằng chứng sinh học chỉ ra rằng Chúa trời không tồn tại (hoặc Ngài không làm tốt khi tạo ra chúng ta, và trong trường hợp đó, chúng ta chẳng có lý do gì để tôn thờ Ngài).
- Những người tin vào Chúa trời có thể biện luận rằng Chúa trời là hoàn hảo, và Ngài đã tạo ra chúng ta hoàn hảo hết sức có thể. Họ cũng có thể nói rằng, cái mà chúng ta cho là không hoàn hảo thực ra chính là mục đích sâu xa hơn của đấng sáng tạo. Bạn hãy chỉ ra sự thiếu hợp lý ở đây. Chúng ta không thể sống với hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm được lời giải thích tại sao đôi vai và cặp mắt của mình lại kém đến vậy. Trích dẫn lời của triết gia Voltaire, người đã viết cuốn tiểu thuyết mô tả những con người đi tìm ý nghĩa sau trận động đất tàn phá Paris. Chúng ta là những sinh vật với bản năng kiếm tìm, vì vậy lẽ tự nhiên là chúng ta luôn tìm và hy vọng về những hình thái không tồn tại.
- Ví dụ, bạn có thể đưa ra dẫn chứng về sự tiến hóa để cho thấy khoa học đã sửa lại các diễn giải trước đây về các loài sinh vật đa dạng trên trái đất mà trong đó đặt Thiên chúa làm trung tâm.
- Tranh luận rằng tôn giáo thường được sử dụng để giải thích những điều chưa giải thích được. Người Hy Lạp xưa kia từng dùng vị thần Poseidon để giải thích về hiện tượng động đất mà ngày nay chúng ta đều biết rằng đó là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo và tạo ra sức ép.
- Nêu ý kiến rằng nếu con người không tiếp xúc với tôn giáo hoặc với niềm tin về Chúa trời, họ sẽ không tin vào Chúa trời.
- Các nét nhận dạng và đặc điểm của Chúa trời trong đạo Ki tô, đạo Hindu và đạo Phật rất khác nhau. Vì vậy bạn có thể tranh biện rằng cho dù Chúa trời có hiện hữu thì cũng không có cách nào để biết vị Chúa trời nào đáng được tôn thờ.
- Điều này được gọi một cách chính thức là “lập luận từ những tiết lộ không nhất quán”.
- Ví dụ, nếu một phần kinh sách mô tả Chúa trời với lòng khoan dung độ lượng, nhưng sau đó lại phá hủy cả một ngôi làng hay một đất nước, bạn có thể dùng sự mẫu thuẫn rõ rệt này để chứng minh rằng Chúa trời không hiện hữu (hoặc kinh sách đang nói dối).
- Nói về Kinh thánh, thông thường các vần thơ, câu chuyện và giai thoại thường có sai lạc hoặc thay đổi ở một số điểm. Ví dụ, sách phúc âm Mark 9:29 và John 7:53 đến 8:11 có những đoạn được chép lại từ các nguồn khác.[8] Diễn giải rằng điều này chứng minh rằng kinh sách chỉ là một mớ hỗn tạp của những ý tưởng do con người tạo ra, không phải là những cuốn sách với cảm hứng của thần thánh.
- Những người tin vào Chúa trời có thể phản bác lại lập luận này bằng cách nói rằng Chúa trời cho phép con người có ý chí tự do, và do đó sự hoài nghi là kết quả không thể tránh. Họ còn có thể trích dẫn các ví dụ cụ thể trong kinh sách nói về những lần Chúa trời đã hiện thân trước những người vẫn từ chối đức tin.
- Những người tin vào Chúa trời có thể phản biện rằng Chúa trời – với quyền năng vô hạn – ngài ở bên ngoài không gian và thời gian, do đó Ngài nằm ngoài quy luật “mọi thứ đều có khởi đầu và kết thúc”. Nếu họ lập luận như vậy, bạn nên hướng cuộc tranh luận về những mâu thuẫn trong tư tưởng “quyền năng vô hạn”.
- Người tranh luận với bạn có thể trả lời “Các chính thể do con người cai trị không có tín ngưỡng và sai lầm. Con người gây tội ác chứ không phải Chúa trời”. Như vậy, người đang tranh biện với bạn một lần nữa lại dùng lập luận về ý chí tự do để chống lại quan niệm rằng Chúa trời phải chịu trách nhiệm cho mọi điều tàn độc trên thế gian này.
- Bạn cũng có thể tiến xa thêm một bước nữa bằng cách bảo rằng nếu một vị thần xấu cho phép sự tàn ác tồn tại thì ông ta không xứng đáng để được tôn thờ.
- Bạn cũng có thể phủ nhận điều này bằng cách lý luận rằng không những tôn giáo không dẫn đến điều tốt đẹp, nó còn có thể dẫn đến sự độc ác, bởi vì nhiều người theo tôn giáo có những hành động xấu xa nhân danh Chúa trời của họ. Ví dụ, bạn có thể dẫn chứng về tòa án dị giáo Tây Ban Nha hoặc các tổ chức tôn giáo khủng bố trên thế giới.
- Hơn nữa, loài vật không có khả năng hiểu khái niệm về tôn giáo của con người chính là những bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hiểu biết theo bản năng về hành vi đạo đức và sự phân biệt giữa đúng và sai.
- Nói với người đang tranh luận, “Nếu Chúa trời biết mọi sự việc đã và sẽ xảy ra cũng như mọi ý nghĩ có trong đầu chúng ta trước khi chúng ta thực sự nghĩ đến, vậy thì tương lai của chúng ta đã được định đoạt. Nếu là vậy, làm sao Chúa trời có thể phán xét chúng ta vì những gì chúng ta làm?”
- Những người tin vào Chúa trời có thể trả lời rằng Chúa trời biết trước quyết định của mọi người, nhưng những hành động của mỗi người vẫn là sự lựa chọn tự do của chính họ.[14]
- Ví dụ, bạn có thể hỏi chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chết. Nhiều người tin vào Chúa trời cũng tin vào sự sống sau khi chết. Bạn hãy hỏi họ bằng chứng về cuộc sống sau khi chết.
- Các thực thể tinh thần như các vị thần, ác quỷ, thượng đế, địa ngục, thiên thần, yêu ma và những thứ tương tự chưa bao giờ (và không thể) được chứng minh bằng khoa học. Chỉ ra rằng những thực thể tinh thần đó không thể được chứng minh là có tồn tại.
- Ngoài việc tìm hiểu các lập luận ủng hộ chủ nghĩa vô thần, bạn cũng nên nghiên cứu những lý lẽ phản bác hoặc biện luận từ các quan điểm tôn giáo.
- Tìm hiểu các vấn đề hoặc niềm tin có thể khơi lên sự chỉ trích của đối thủ, và đảm bảo có đủ lập luận để bảo vệ niềm tin của chính bạn.
- Bạn có thể nói, “Mexico được thành lập bởi một đất nước công giáo, đúng không ạ?”
- Khi họ trả lời là phải, bạn hãy chuyển sang tiền đề khác, như “Hầu hết người dân Mexico đều theo đạo công giáo đúng không?”
- Khi họ trả lời phải, bạn cần chuyển sang kết luận. Chẳng hạn như bạn có thể nói, “Hầu hết người dân Mexico tin vào Chúa trời là do lịch sử về văn hóa tôn giáo ở đó”.
- Nói chậm lại để bạn có thêm thời gian suy nghĩ về những gì muốn nói và tránh nói những điều mà sau đó bạn phải hối hận.
- Nếu bắt đầu cảm thấy tức giận, bạn hãy nói với người kia, “Quan điểm của chúng ta không giống nhau”, sau đó rời khỏi.
- Giữ thái độ nhã nhặn khi bàn về Chúa trời. Đừng quên rằng nhiều người rất nhạy cảm về tôn giáo của họ. Bạn nên tôn trọng những người tin vào Chúa trời. Không dùng ngôn ngữ xúc phạm hoặc kết tội như “xấu xa, “ngu ngốc”, hoặc “điên rồ”. Không chửi rủa người đang đối thoại với bạn.
- Cuối cùng, thay vì nói lời kết ngắn gọn, đối thủ của bạn thường sẽ bỏ cuộc theo kiểu “Rất tiếc là anh sẽ phải xuống địa ngục”. Đừng trả đũa một cách hung hăng thụ động tương tự.
- Bạn không cần phải tranh luận rằng Chúa trời không tồn tại với tất cả những người có đức tin mà bạn gặp. Bạn bè tốt không nhất thiết phải đồng ý với nhau trong mọi quan điểm. Nếu lúc nào bạn cũng cố khơi mào các cuộc tranh cãi với bạn bè hoặc "cải tạo" họ, bạn hãy chuẩn bị tinh thần là mình sẽ chẳng có mấy bạn bè.
- Một số người chọn tôn giáo để vượt qua một trải nghiệm tồi tệ trong cuộc sống như nghiện ngập hoặc cái chết đau thương của người thân. Mặc dù tôn giáo có thể tác động tích cực đến cuộc sống của con người và nâng đỡ họ trong những thời điểm khó khăn, điều đó cũng không có nghĩa là các tư tưởng đằng sau tôn giáo là đúng. Nếu gặp một người nói rằng họ đã được cứu rỗi theo cách đó, bạn hãy cư xử thận trọng, vì bạn không muốn xúc phạm họ, nhưng bạn không phải né tránh họ hoặc giả vờ như có cùng suy nghĩ như họ.
Nguồn:
- https://www.wikihow.vn/Tranh-luận-rằng-Chúa-trời-không-hiện-hữu
- http://nautil.us/issue/24/error/top-10-design-flaws-in-the-human-body
- http://www.alternet.org/story/154774/the_top_10_reasons_i_don't_believe_in_god
- http://www.talkorigins.org/faqs/dalrymple/scientific_age_earth.html
- https://www.psychologytoday.com/blog/the-human-beast/201005/why-atheism-will-replace-religion
- http://www.alternet.org/story/154774/the_top_10_reasons_i_don't_believe_in_god
- https://books.google.com/books?id=MNZqCoor4eoC&lpg=PA210&pg=PA210#v=onepage&q&f=false
- http://www.alternet.org/story/154774/the_top_10_reasons_i_don't_believe_in_god
- http://www.religioustolerance.org/chr_bibl.htm
- http://commonsenseatheism.com/wp-content/uploads/2009/09/Drange-The-Argument-from-Non-Belief.pdf
- http://creation.com/who-created-god
- http://www.iep.utm.edu/evil-log/
- https://books.google.com/books?id=MNZqCoor4eoC&lpg=PA210&pg=PA212#v=onepage&q&f=false
- https://www.psychologytoday.com/blog/homo-consumericus/200912/atheism-and-carpe-diem-seize-the-day?collection=152500
- https://carm.org/omniscience-freewill
- http://www.philosophyofreligion.info/arguments-for-atheism/problems-with-divine-omnipotence/omnipotence-and-logically-impossible-rocks/
- http://www.theatlantic.com/personal/archive/2009/01/the-teapot-analogy/55930/
- http://www.wittenberg.edu/sites/default/files/media/occ/forms/debate.pdf
- https://www.kent.ac.uk/careers/sk/communicating.htm
- https://www.kent.ac.uk/careers/sk/communicating.htm
- http://estestherapy.com/how-to-communicate-during-an-argument-7-quick-rules/